Chuyên gia đầu tư mạo hiểm: Việt Nam đóng vai trò là “bệ phóng” khởi nghiệp của châu Á

Khanh Phạm
Chia sẻ

Việt Nam, với tiềm năng phát triển như một trung tâm giao thương và sản xuất của thế giới, đang thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của giới đầu tư quốc tế…

Việt Nam đóng vai trò là “bệ phóng” khởi nghiệp của châu Á Nguồn ảnh: Asian Investor
Việt Nam đóng vai trò là “bệ phóng” khởi nghiệp của châu Á Nguồn ảnh: Asian Investor

Các nhà đầu tư mạo hiểm đang để mắt đến Việt Nam như một điểm đến rót vốn mới. Asian Investor dẫn thông tin từ Trung tâm Đổi mới Quốc gia (NIC) cho biết các công ty khởi nghiệp Việt Nam đã huy động được mức vốn kỷ lục là 1,4 tỷ USD qua 165 thương vụ vào năm ngoái, tăng từ 894 triệu USD và 126 giao dịch vào năm 2019 - dấu hiệu cho thấy hoạt động giao dịch trên thị trường đã lấy lại động lực sau đợt sụt giảm do Covid-19 gây ra vào năm 2020.

Bình Trần, đồng sáng lập và đối tác quản lý của Ascend Vietnam Ventures (AVV), đang chú ý đến các quốc gia Đông Nam Á như một bệ phóng lý tưởng cho các doanh nghiệp trong khu vực.

Ông Bình Trần chia sẻ với Asian Investor: “Hệ sinh thái công nghệ của Việt Nam còn tương đối non trẻ, mới khoảng sáu đến bảy năm tuổi, vì vậy các cơ hội đầu tư mạo hiểm chủ yếu dựa vào tiềm năng phát triển”; ông coi mục tiêu năm 2016 của chính phủ - một triệu công ty khởi nghiệp vào năm 2020 - như một bước ngoặt.

Mặc dù mục tiêu này có thể quá tham vọng, nhưng nó tạo sức mạnh thúc đẩy và hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp non trẻ, đồng thời tạo ra động lực cho nền kinh tế kỹ thuật số.

Kể từ đó, chính phủ nỗ lực thực hiện mục tiêu bằng việc giảm thuế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các startup, và các quy định để xóa bỏ giới hạn sở hữu của nước ngoài trong một số lĩnh vực nhất định.

Tuy nhiên, dân số 100 triệu của Việt Nam tương đối nhỏ so với 280 triệu của Indonesia hay 1,4 tỷ của Trung Quốc - có nghĩa là các công ty sẽ cần phải nhìn xa hơn thị trường nội địa để tăng quy mô.

TIỀM NĂNG CẠNH TRANH LỚN

Ông Bình cho rằng, các công ty Việt Nam sẽ không chỉ phục vụ cho sự phát triển của châu Á, một vài trong số này sẽ là những công ty hàng đầu toàn cầu và cạnh tranh với Thung lũng Silicon.

Các yếu tố khiến Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài bao gồm tăng trưởng GDP mạnh mẽ - ở mức 7% mỗi năm trong hai thập kỷ trước Covid-19 và được dự báo là 7,5% vào năm 2022 - và lực lượng lao động trẻ thành thạo tiếng Anh và có kỹ năng.

“97% doanh nghiệp ở Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên thị trường này trở thành một sân chơi bình đẳng, rất dễ tiếp cận”.

Marina Trần-Vũ sinh ra tại Canada, và là người sáng lập thương hiệu khởi nghiệp bền vững tại Việt Nam Equo, cũng chú ý đến các yếu tố dân số trẻ, sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và xu hướng đầu tư vào đất đai và cơ sở hạ tầng, điều mà bà coi là tương đồng với Trung Quốc. Vào tháng 4 năm nay, Equo đã huy động được 1,3 triệu USD tài trợ hạt giống từ NextGenVentures, East Ventures và các bên khác.

Trên thực tế, trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu bị ngưng trệ trầm trọng hơn do các hạn chế về đại dịch và căng thẳng thương mại địa chính trị giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, thì Việt Nam, với tiềm năng phát triển như một trung tâm giao thương và sản xuất của thế giới, đang thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm. Điều này đã khiến nhiều tập đoàn áp dụng chiến lược ‘China Plus One’ để đa dạng hóa và quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu: giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc và chuyển dịch sang các thị trường Đông Nam Á.

“Tôi nghĩ mọi người đang rời sự chú ý khỏi Trung Quốc và tìm kiếm những cơ hội khác, Việt Nam trở thành mục tiêu tiếp theo một cách tự nhiên do có sự tương đồng về xu hướng phát triển”, Marina Trần nói với Asian Investor.

So với Indonesia và Trung Quốc, những quốc gia đã thu hút phần lớn vốn của Mỹ đổ vào châu Á trong những năm qua, định giá tại Việt Nam vẫn ở mức “phù hợp”, Vinnie Lauria, đối tác quản lý của Golden Gate Ventures (GGV) cho biết. Đầu năm nay, ông chuyển đến thành phố Hồ Chí Minh cùng với việc khai trương hai văn phòng mới của công ty.

Lauria và nhóm GGV nhìn thấy cơ hội ở ba lĩnh vực chính: edtech, healthtech và fintech, ngoài các dịch vụ B2C và B2 “Small b”. Ông gọi Việt Nam là một trong những đỉnh của “Tam giác vàng khởi nghiệp” Đông Nam Á, hai đỉnh còn lại là Singapore và Indonesia. Ông dẫn chứng các “công ty nổi bật” tại Việt Nam bao gồm nhà sản xuất xe điện VinFast, kỳ lân game VNG và ví điện tử Momo.

VÒNG GỌI VỐN SERIES B VÀ HƠN THẾ NỮA

“Rất nhiều công ty khởi nghiệp Việt Nam gặp bất lợi vì họ không biết cách định giá công ty của mình, hoặc họ không định giá mạnh mẽ như các công ty cùng lĩnh vực ở các quốc gia khác. Tôi nghĩ rằng sự thiếu kinh nghiệm hoặc kiến thức ở mặt đó khiến họ khó vượt qua vòng gọi vốn Series A”, bà Marina chia sẻ.

Khi nói đến các quyền chọn rút lui cho các nhà đầu tư trong hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam, phương án mua lại có thể được ưu tiên hơn so với việc niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán trong nước, Marina gợi ý. 

Tuy nhiên, việc niêm yết trên sàn giao dịch địa phương như một quyền chọn rút lui đang dần trở nên hấp dẫn hơn và chúng ta có thể sẽ thấy hiện tượng niêm yết song song từ các công ty khởi nghiệp có ảnh hưởng rộng rãi trong khu vực.

“Từ năm 2016 đến nay, chính phủ Việt Nam đã và đang tiếp tục cập nhật chiến lược liên quan đến các sàn giao dịch. Đây là một chiến lược lâu dài của chính phủ với nhận thức rõ ràng rằng các sàn giao dịch phải cải thiện và cạnh tranh hơn để hỗ trợ sự phát triển nhanh chóng của các công ty khởi nghiệp”, ông Lauria chia sẻ.

Luật chứng khoán mới được ban hành vào năm 2021 đã nới lỏng các điều kiện niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), bao gồm yêu cầu về khả năng sinh lời. 

“Chúng ta đang đi sau Indonesia từ 5 đến 6 năm. Không ai muốn niêm yết cổ phiếu công khai [trên HOSE] ngay bây giờ, nhưng sau này thì sẽ có. Chúng tôi rất lạc quan về điều này”, ông Lauria dự đoán. 

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con