Một số lượng hàng trả lại khổng lồ phải bán lỗ do lạm phát tại Mỹ

Nguyên Nguyên
Chia sẻ

Tiếp nhận và xử lý hàng trả lại không phải việc đơn giản. Các hãng bán lẻ lớn tại Mỹ đã quyết định bỏ qua quá trình tốn thời gian và nhân lực này. Thay vào đó, các sản phẩm hoàn trả đều được đưa tới các trung tâm thanh lý…

Khi một khách hàng tại Mỹ đặt mua cơm điện trên mạng, sau đó người đó cảm thấy không thích khi nhận hàng, thì có thể gửi trả cửa hàng hoàn toàn miễn phí, không cần giải trình với hãng bán lẻ - là đơn vị trung gian. Bên bán hàng sẽ trả tiền vận chuyển và chịu mất lợi nhuận. Khi sản phẩm trở về nơi bán, một nhân viên sẽ mở hộp kiểm tra, thậm chí cắm điện chạy thử để bảo đảm sản phẩm không bị hư hỏng. Điều này tiêu tốn thời gian và tiền bạc của hãng bán lẻ, mà họ vẫn không thể bày bán sản phẩm đã mở hộp bên cạnh những thiết bị còn nguyên đai nguyên kiện được nữa.

“Nhiều khách hàng tin rằng sản phẩm sau khi trả lại thì được mang bán cho người khác như đồ mới, nhưng điều này không đúng," Palacci, CEO công ty thanh lý hàng hóa 888 Lot tại New Jersey, tiết lộ. Ông Palacci chứng kiến số hàng trả lại kỷ lục trong năm nay. Đại dịch khiến nhiều cửa hàng đóng cửa và dẫn tới xu hướng mua sắm trên mạng. Những lời hứa hẹn về hoàn trả miễn phí làm những hãng bán lẻ đối mặt với "đợt sóng thần trả hàng".

Thị trường thanh lý hàng trả lại ở Mỹ đạt con số khổng lồ 644 tỉ đô la vào năm 2020, theo dữ liệu của một nhóm nghiên cứu ở Đại học bang Colorado. Nhưng trong năm 2021, tổng giá trị hàng hóa trả lại tăng mức kỷ lục 16,6%, từ mức 10,6% vào năm 2020, lên con số 761 tỉ đô la Mỹ, theo Hiệp hội Bán lẻ quốc gia Mỹ (NRF). Đối với hàng hóa mua trực tuyến, tỷ lệ trả lại trung bình thậm chí còn cao hơn, đến 20,8%, tăng so với mức 18% vào năm 2020.

Bên trong nhà kho rộng 120.000 m2 của Công ty Liquidity Services ở Garland, bang Texas, các gian hàng chất đầy các sản phẩm mà khách hàng gửi trả cho các nhà bán lẻ như Amazon, Target, Sony, Home Depot, Wayfair… Tất cả chúng đều trong quá trình thanh lý. Sonia Lapinsky, Giám đốc phụ trách mảng bán lẻ của Công ty tư vấn AlixPartners, cho biết: “Những công ty thanh lý đến đây mua tất cả sản phẩm này với số lượng lớn. Sau đó, họ sẽ đóng gói chúng để bán lại trên các trang web như eBay hoặc Poshmark, hoặc thậm chí cho người tiêu dùng cá nhân.”

Bên trong nhà kho của Công ty Liquidity Services ở Garland, bang Texas.
Bên trong nhà kho của Công ty Liquidity Services ở Garland, bang Texas.

Theo cuộc khảo sát của NRF, đối với các nhà bán lẻ ở Mỹ, trung bình cứ mỗi 1 tỷ đô la doanh thu sẽ phát sinh 166 triệu đô la hàng hóa trả lại, tức chiếm 16,6%. Các danh mục có tỷ lệ trả lại cao nhất gồm phụ tùng ô tô (19,4 %), quần áo (12,2 %) và đồ gia dụng (gần 11,5 %). Việc xử lý hàng trả lại có thể khiến các nhà bán lẻ tốn kém đến 66% giá gốc của một mặt hàng, theo Công ty tư vấn Optoro.

“Mọi người hiện đang rất lo lắng về việc giá cả tăng. Tôi cho rằng một phần của đà tăng lạm phát hiện nay là số lượng hàng trả lại khổng lồ phải bán lỗ, làm giảm lợi nhuận thông thường của các công ty bán lẻ, khiến họ phải tăng giá bán các mặt hàng hiện tại để bù đắp,” Tony Sciarrotta, Giám đốc điều hành Hiệp hội Logistics ngược chiều, một tổ chức tư vấn xử lý hàng hóa trả lại, nói.

Trong khi đó, người dân tại Mỹ đang phải chi trả nhiều hơn cho các vật dụng hàng ngày, lái xe ít hơn để có thể tiết kiệm xăng, chuyển đến ở các căn hộ rẻ hơn và trì hoãn các kỳ nghỉ vì sự tăng trưởng của lạm phát đạt ngưỡng cao nhất trong 40 năm. Thu nhập của một nhân viên công sở bình thường có thể chi trả các loại phí hàng ngày miễn là không có một khoản mua sắm nào phát sinh. Do đó, khi một vật dụng trong nhà bị hỏng, họ ngay lập tức nghĩ tới “mua đồ thanh lý” để giảm thiểu chi phí. 

Ngoài ra, hàng trả lại cũng gây tổn hại lớn cho môi trường. Các mặt hàng trả lại không đủ tiêu chuẩn để thanh lý thường bị tiêu hủy bằng cách đốt hoặc đưa đến các bãi chôn lấp. Optoro ước tính hàng hóa trả lại ở Mỹ tạo ra 16 triệu tấn khí thải carbon và 2,9 triệu tấn chất thải chôn lấp mỗi năm. Bill Angrick, Giám đốc điều hành Liquidity Services, cho biết: “Nền kinh tế tuần hoàn tồn tại để đảm bảo những mặt hàng thanh lý này tìm thấy bến đỗ mới, thay vì bị đưa đến bãi rác”.

Các lựa chọn mua sắm bền vững là ưu tiên ngày càng tăng của những người mua sắm trẻ tuổi. Do đó, hàng trả lại đang trở thành mảng kinh doanh béo bở đối với các công ty thanh lý. Hiện nay, có hàng ngàn công ty như vậy đang hoạt động ở Mỹ, một trong số đó là GoodBuy Gear, chuyên thanh lý các mặt hàng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ một cách an toàn.

“Mua một món đồ đã qua sử dụng, là tiết kiệm được 82% lượng khí thải carbon và người tiêu dùng thực sự bắt đầu đưa ra những lựa chọn thông minh. Và vì vậy, tôi nghĩ rằng sự bùng nổ trong thanh lý thực sự được thúc đẩy bởi chủ nghĩa tiêu dùng và cách nó chuyển từ mới sang đã qua sử dụng”, Langenfeld, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của GoodBuy Gear, cho biết.

Người dân Mỹ cũng nghĩ tới việc mua đồ thanh lý để giảm thiểu chi phí khi lạm phát tăng cao.
Người dân Mỹ cũng nghĩ tới việc mua đồ thanh lý để giảm thiểu chi phí khi lạm phát tăng cao.

Hiện Liquidity Services bán hàng hóa trả lại trên nhiều nền tảng thị trường trực tuyến. Còn nền tảng Liquidation.com là nơi bán đấu giá các thùng hàng trả lại và một số mặt hàng riêng lẻ cho bên bên trả giá cao nhất, là những doanh nghiệp mua với số lượng lớn để bán lại. Nền tảng Secondipity.com thì bán trực tiếp các mặt hàng riêng lẻ cho khách hàng cá nhân và GovDeals.com, nền tảng bán đấu giá các mặt hàng đặc biệt cho các chính quyền và tổ chức.

Trong lĩnh vực thiết bị điện tử, nhiều mặt trả lại bị hỏng và không thể bán lại ngay được. Liquidity Services đã tân trang hàng trăm chiếc tivi trả lại mỗi ngày để bán lại với giá giảm từ 60% - 70% so với giá gốc. Các thiết bị điện tử tân trang hiện đang bán rất chạy khi vấn đề tắc nghẽn chuỗi cung ứng khiến hàng hóa mới thiếu hụt. Tai nghe chống ồn và tivi tân trang lại đang có nhu cầu cao, và cả những mặt hàng tân trang trị giá hàng triệu đô la, như máy móc sản xuất chip đã qua sử dụng, cũng bán rất chạy.

Nền tảng thương mại của Amazon cũng có những mục bán hàng dành riêng cho những món đồ này, chẳng hạn như: Warehouse Deals, chuyên bán hàng đã qua sử dụng, Amazon Renewed dành cho những món đồ tân trang, và Amazon Outlet dành cho hàng tồn kho lâu ngày. Best Buy hiện cũng có một cửa hàng trực tuyến chuyên bán tivi và các thiết bị gia dụng đã mở hộp. HP cũng có cửa hàng trực tuyến bán máy tính và nhiều mặt hàng được tân trang lại... Tất cả đều đắt hàng trong những ngày này.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con