Những câu hỏi quan trọng dành cho nhà sáng lập startup đi tìm lời giải, hướng tới mục tiêu phát triển

Hoàng An
Chia sẻ

Để xây dựng startup hướng tới mục tiêu phát triển mô hình kinh doanh một cách chất lượng và bền vững, các nhà sáng lập cần biết cách tự đặt ra các câu hỏi quan trọng cho mình và đi tìm lời giải hiệu quả cho các câu hỏi ấy…

Bà Hoàng Thị Kim Dung, Giám đốc Quốc gia của Genesia Ventures
Bà Hoàng Thị Kim Dung, Giám đốc Quốc gia của Genesia Ventures

Bà Hoàng Thị Kim Dung, Giám đốc Quốc gia của Genesia Ventures, mới đây đã chia sẻ một tập hợp những câu hỏi quan trọng mà các nhà sáng lập startup có thể liên tục đặt ra để đi tìm hướng phát triển, tinh chỉnh lại chiến lược và sản phẩm khi cần thiết nhằm phát triển mô hình kinh doanh của mình một cách bền vững nhất. Đây là một trong những kiến thức quan trọng mà bà Dung đã hệ thống hoá và bổ sung thêm những câu hỏi cần thiết sau khi hoàn thành khoá học của Harvard Business School (HBS) tên là Launching Tech Ventures được giảng dạy bởi giáo sư Jeff Bussgang - GP của quỹ đầu tư startup Flybridge Capital Partners tại Mỹ. 

Những câu hỏi quan trọng dành cho nhà sáng lập startup đi tìm lời giải, hướng tới mục tiêu phát triển - Ảnh 1

Theo bà Dung, về Giá trị mang lại cho khách hàng (Customer Value Proposition), các nhà sáng lập cần đưa ra nhóm các câu hỏi như giá trị mang lại của sản phẩm startup mình có phải là Must-have (điều phải có), hay chỉ là Nice-to-Have (có thì tốt)? Nếu chưa, thì cần phải tạo ra giá trị Must-have nào cho khách hàng của mình? Thêm vào đó, sản phẩm của startup mình liệu đã tốt hơn rất nhiều so với bất kỳ sản phẩm cạnh tranh nào hiện nay trên thị trường chưa? Nếu chưa, thì startup cần làm gì để sản phẩm mình tốt hơn nữa? Một khi khách hàng đã sử dụng sản phẩm của startup mình, liệu họ có đủ gắn bó tiếp tục sử dụng không? hay họ có thể dễ dàng từ bỏ để chuyển sang sử dụng sản phẩm khác? Làm thế nào để thiết kế sản phẩm có giá trị gắn kết lớn hơn để startup mình giữ chân khách hàng tốt hơn?

Tiếp theo là nhóm các câu hỏi liên quan đến GTM – Chiến lược đưa sản phẩm ra thị trường. Theo đó, các nhà sáng lập có thể tự hỏi startup mình đã có sự kết hợp hiệu quả giữa các kênh khác nhau (bao gồm trực tiếp và gián tiếp) để thu hút và đưa sản phẩm tới khách hàng một cách có thể lặp lại (Repeatable) và có thể mở rộng (Scalable) chưa? Nếu chưa, thì mình cần phải thử nghiệm và kết hợp thêm những kênh nào nữa để đạt được trạng thái lý tưởng đó?

“Startup mình đã có thể thiết kế được một bánh đà - flywheel tạo ra vòng lặp thu hút khách hàng hiệu quả, đến mức mà việc thu hút người dùng này dẫn đến thúc đẩy người dùng khác đến với sản phẩm của mình chưa? Nếu chưa, thì mình cần phải làm thế nào để tạo ra được một flywheel lý tưởng như vậy?”, bà Dung chia sẻ thêm. 

Ngoài ra, các nhà sáng lập cũng cần đặt câu hỏi về việc liệu tập khách hàng mục tiêu hiện nay của mình có thực sự phù hợp? Họ có nhu cầu đủ lớn và mạnh mẽ không? Nếu không, thì đâu mới là tập khách hàng mục tiêu thực sự mà mình phải đi thử nghiệm? Startup đã có thể thu hút được tập khách hàng đó một cách tự nhiên, hoặc ít tốn kém nhất chưa? Nếu chưa, thì cần phải làm thế nào để thu hút họ hiệu quả nhất?

Với Profit Formula – Công thức lợi nhuận, các câu hỏi cho các nhà sáng lập có thể tự đặt ra cho chính mình bao gồm  startup mình đã tạo ra được doanh thu cho mỗi sản phẩm dịch vụ bán ra, nhiều hơn nhiều, so với chi phí đầu vào để có được sản phẩm dịch vụ đó, tức là, đã có biên lợi nhuận đủ cao chưa? “Nếu chưa, thì làm thế nào để từng bước ra tăng được biên lợi nhuận kinh doanh cho startup của mình?”, bà Dung chia sẻ. 

Về Technology & Operation – Công nghệ và Vận hành, để có thể cung cấp sản phẩm dịch vụ trên thực tế, startup mình có cần phải đầu tư nhiều vốn ban đầu, hoặc phải có vận hành rất phức tạp không? Nếu có, thì làm sao có thể áp dụng công nghệ từng bước tối ưu được những điểm này giúp startup mở rộng kinh doanh hiệu quả? “Bên cạnh đó, startup mình có thể tạo ra tính Economies of Scale (tính Kinh tế theo quy mô, tức là càng mở rộng quy mô thì startup càng có lợi thế về chi phí) giúp có thể ra tăng được tính hiệu quả hoạt động và biên lợi nhuận của doanh nghiệp không? Nếu không, thì làm sao startup mình có thể tạo ra tính Kinh tế theo quy mô này thông qua đòn bẩy công nghệ?”, bà Dung cho biết thêm. 

Liên quan đến Network Effect – Hiệu ứng mạng, các nhà sáng lập có thể tự đặt các câu hỏi như startup mình đã tạo ra được Hiệu ứng mạng mạnh mẽ chưa? “Đây là một thành tố không thể thiếu để xây dựng MOAT - lợi thế cạnh tranh bền vững cho bất kỳ một doanh nghiệp startup về công nghệ nào hiện nay. Hiệu ứng mạng là hiện tượng xảy ra khi sự gia tăng số lượng người dùng tham gia nền tảng, sử dụng sản phẩm và dịch vụ, sẽ kéo theo sự gia tăng về giá trị, tạo sự gắn bó của khách hàng cho chính nền tảng, sản phẩm và dịch vụ đó”, bà Dung chia sẻ và cho biết, nếu startup mình chưa tạo ra được Hiệu ứng mạng này, vậy thì làm sao có thể thiết kế sản phẩm một cách chiến lược để tạo ra được chúng?

Về Xu hướng phát triển của thị trường, các câu hỏi mà các nhà sáng lập có thể tự đặt ra là startup mình có phải là đang đi theo đúng xu hướng phát triển tất yếu của thị trường không? Mình đã biết nắm bắt được đà tích cực đó để thúc đẩy doanh nghiệp tiến về phía trước chưa? Nếu chưa, thì cần phải làm những gì để tận dụng được đòn bẩy đó?

Và cuối cùng là tác động tích cực tới xã hội, các nhà sáng lập có thể tự đặt câu hỏi rằng startup mình có thực sự mang tới giá trị tốt, tạo ra tác động tích cực tới khách hàng nói riêng và xã hội nói chung không? Nếu chưa, thì phải thay đổi như thế nào để từng bước mang tới những giá trị có tác động tích cực, giúp doanh nghiệp mình phát triển bền vững thực sự?

Giám đốc Quốc gia của Genesia Ventures cũng hi vọng mọi người sẽ không vội hiểu lầm đây là câu hỏi Checklist mà các quỹ đầu tư dùng để hỏi các nhà sáng lập để có thông tin, để hiểu và đánh giá cơ hội đầu tư. “Tôi sẽ cảm thấy vô cùng đáng tiếc khi các nhà sáng lập sử dụng sai mục đích của Checklist này", bà Dung nói. 

"Cũng tình cờ là gần đây, được chia sẻ rằng, có nhà sáng lập đã nghĩ việc dành hàng tiếng đồng hồ với nhà đầu tư của mình cho Checklist này, là nhằm để giải thích cho nhà đầu tư đó hiểu. Điều quan trọng thực sự nên là, liệu nhà sáng lập đã thực sự hiểu được chiều sâu của những câu hỏi từ Checklist này và sử dụng nó đúng cách chưa?”, bà Dung chia sẻ. 

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con