Robot hai chân nhanh nhất thế giới có thể sớm vượt mặt các vận động viên

Bảo Ngọc
Chia sẻ

Theo CNET, robot Cassie vẫn chưa sẵn sàng cho Thế vận hội, nhưng nó có thể sớm vượt xa bạn…

Robot Cassie lập kỷ lục 100 mét vào ngày 11/5/ 2022 tại Corvallis, Oregon. Ảnh: OSU
Robot Cassie lập kỷ lục 100 mét vào ngày 11/5/ 2022 tại Corvallis, Oregon. Ảnh: OSU

Cassie, một robot hai chân được phát triển tại Đại học Bang Oregon, đã lập kỷ lục Guinness với thành tích robot hai chân “chạy” nhanh nhất thế giới tại cự ly 100m, đạt vận tốc trung bình trên đường đua khoảng 4m/s, tương đương “chạy” gần 9 dặm/ giờ.

Để so sánh, Usain Bolt giữ kỷ lục thế giới khi chạy 100m đạt 9,58 giây. Kỷ lục thế giới của phụ nữ do Florence Griffith-Joyner thiết lập kém chưa đầy 1 giây, với 10,49 giây cho khoảng cách tương tự.

Vì vậy, với tốc độ nhanh nhất từng đạt được, con người có thể chạy khoảng 23 dặm/ giờ (37km/h). Tốc độ chạy bộ trung bình là 20 - 25 % tốc độ tối đa đó. Nếu bạn có thể chạy bộ nhanh hơn so với tốc độ trung bình, bạn sẽ vượt xa robot Cassie. Nhưng Cassie đã và đang “chạy bộ” bền bỉ hàng ngày, và còn nhiều khả năng vượt trội của nó mà các nhà nghiên cứu chưa khám phá ra.

"Chúng tôi đã phát triển Cassie để đạt được kỷ lục thế giới trong vài năm qua, chạy cự ly ngắn và cũng cho nó đi lên xuống cầu thang", sinh viên Devin Crowley, người góp phần tạo nên thành công chinh phục Guinness, cho biết trong một tuyên bố.

Cassie đã đi được 5km vào năm 2021 chỉ trong hơn 53 phút. Trên thực tế, với các nhà nghiên cứu, việc cho robot chạy bộ là khá dễ dàng. Nhưng điều khó khăn hơn là tìm ra cách khiến Cassie chạy nước rút từ vị trí đứng, sau đó dừng và trở lại vị trí đó.

"Bắt đầu và dừng lại ở tư thế đứng khó hơn phần chạy, tương tự như cách cất cánh và hạ cánh khó hơn so với việc lái máy bay khi đã ổn định", giáo sư trí tuệ nhân tạo Alan Fern cho biết.

Cassie được phát triển tại Đại học Bang Oregon với quỹ tài trợ từ Cơ quan Dự án Nghiên cứu Nâng cao Quốc phòng (DARPA). Công ty spinout OSU Agility Robotics chuyên sản xuất robot thế hệ mới với hệ thống điều khiển được tích hợp cả vật lý và trí tuệ nhân tạo.

Giáo sư Fern giải thích: "Kết quả 100m này đạt được nhờ sự hợp tác sâu sắc giữa thiết kế phần cứng cơ học và trí tuệ nhân tạo tiên tiến để kiểm soát phần cứng đó. Tôi nghĩ rằng tốc độ sẽ  dần được gia tăng từ đây".

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con