TikTok liên tiếp thắng kiện, các tiểu bang Hoa Kỳ vật lộn đối phó

Bảo Ngọc
Chia sẻ

Hai chiến thắng của TikTok tại Indiana và Montana vào tuần qua càng khiến các nhà chức trách khó khăn hơn trong việc kiểm soát ứng dụng, và lệnh cấm dường như rất xa vời…

Trong cả hai trường hợp, những nỗ lực trấn áp TikTok đều không vượt qua được một số bước điều tra ban đầu và đặt ra nghi vấn liệu tòa án địa phương có thẩm quyền xét xử vấn đề này hay không, theo CNN Business. 

Ông Eric Goldman, giáo sư luật tại Đại học Santa Clara, bày tỏ với CNN rằng kết quả tiết lộ cách nhà nước cố gắng quản lý TikTok “rõ ràng có chủ đích và được thiết kế như một vở kịch chính trị”. “Vì vậy, khi bạn đặt bối cảnh vụ kiện trước một người ra quyết định phi chính trị, chúng trông thật lố bịch”.

Việc các bang không thể giải quyết được những rào cản pháp lý cơ bản nhất đã nêu bật thách thức phía trước đối với đội ngũ hoạch định chính sách.

AI LÀ NGUYÊN ĐƠN, AI LÀ BỊ ĐƠN? 

Hai vụ kiện có nguồn gốc khác nhau. Vụ kiện ở Indiana đòi khoản tiền phạt và hạn chế đối với TikTok do vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng của tiểu bang. Mặt khác, vụ kiện ở Montana được đệ trình bởi TikTok và một nhóm nhà sáng tạo nội dung sau khi tiểu bang này ban hành dự luật cấm ứng dụng hoạt động trên toàn bộ thiết bị điện tử cá nhân trong phạm vi ranh giới Montana.

Cả hai trường hợp đều phản ánh mối lo ngại của quan chức chính phủ Hoa Kỳ về quan hệ giữa TikTok và chính quyền Trung Quốc thông qua công ty mẹ ByteDance. Nhiều nhà cầm quyền cáo buộc luật tình báo Trung Quốc có thể “ép” ByteDance tiết lộ dữ liệu người dùng TikTok tại Hoa Kỳ cho chính phủ nước này, nhưng cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ bằng chứng cụ thể nào xác nhận hành vi truy cập dữ liệu trái phép được công bố.

Những lời kêu gọi cấm TikTok ở Hoa Kỳ lần đầu tiên xuất hiện dưới thời Tổng thống Trump nhưng giảm dần trong những năm sau đó, vì hầu hết nỗ lực cấm ứng dụng đều vô hiệu trước tòa. Lệnh cấm duy nhất của chính phủ có hiệu lực là lệnh ở cấp liên bang và một số tiểu bang cấm sử dụng ứng dụng trên toàn bộ thiết bị chính thức của chính phủ. Tất nhiên, hàng triệu thiết bị cá nhân ở Hoa Kỳ vẫn có thể tự do truy cập TikTok.

TikTok liên tiếp thắng kiện, các tiểu bang Hoa Kỳ vật lộn đối phó  - Ảnh 1

Trong khi đó, TikTok vẫn đang cố gắng củng cố hoạt động kinh doanh của hãng. Ứng dụng công bố vào đầu năm nay đạt cột mốc 150 triệu người dùng hoạt động hàng tháng tại Hoa Kỳ. Ngày càng nhiều nhà sáng tạo nội dung, chủ doanh nghiệp và người dùng khác đang dựa vào nền tảng này để kiếm sống.

Thẩm phán Donald Molloy thể hiện quan điểm cá nhân rằng sự phụ thuộc của một số nhà sáng tạo vào TikTok khiến lệnh cấm ứng dụng ở Montana trở thành hành vi vi phạm trực tiếp các quyền trong Tu chính án thứ nhất thuộc Hiến pháp Hoa Kỳ.

“Khi cấm TikTok, Cơ quan lập pháp vừa xâm phạm đến quyền của người dân trong Tu chính án thứ nhất, vừa cắt đứt nguồn thu nhập mà nhiều lao động đang dựa vào. Vì vậy, lệnh cấm được xác định có khả năng gây ra tổn hại không thể khắc phục”, vị thẩm phán viết.

Ông Patrick Toomey, phó giám đốc Dự án An ninh Quốc gia thuộc Liên đoàn Tự do Dân sự Hoa Kỳ, nhận định phán quyết của bang Montana cho thấy Hiến pháp Hoa Kỳ “áp đặt rào cản cực kỳ lớn đối với hoạt động kiểm duyệt ứng dụng hàng loạt”.

TẠI SAO VÔ SỐ NỖ LỰC CẤP TIỂU BANG LẠI THẤT BẠI?

Rõ ràng, các bang đã cố gắng biến một vấn đề quốc gia trở thành vấn đề địa phương và quá trình xử lý đã vượt quá thẩm quyền của tiểu bang.

Trong trường hợp của Montana, Thẩm phán Molloy làm rõ: “Bang Montana cấm TikTok vì ứng dụng có mối liên hệ trực tiếp với quốc gia nước ngoài cụ thể. Nhưng Montana không có thẩm quyền theo hiến pháp trong lĩnh vực ngoại giao”.

Phán quyết của Indiana có kết luận tương tự, mặc dù quan chức tiểu bang đưa ra nhiều cáo buộc TikTok lừa dối công chúng về hoạt động kinh doanh của hãng, nhưng lại không chứng minh được bất kỳ mối liên hệ nào với Indiana để có thể trao quyền phán quyết cho tòa án địa phương.

Thẩm phán Jennifer DeGroote bày tỏ quan điểm của mình: “Không có cáo buộc nào cho thấy người dùng ở Indiana đã chứng kiến tuyên bố sai lệch của TikTok, chứ chưa nói đến việc người dùng dựa vào tuyên bố sai lệch trên để đưa ra quyết định khi sử dụng nền tảng”.

Bà DeGroote nói thêm rằng tòa án địa phương chưa chắc có thẩm quyền phán quyết TikTok, “bởi vì không thể chứng minh được TikTok nhắm mục tiêu cụ thể vào người dùng tại Indiana”.

NHỮNG ĐỘNG THÁI TIẾP THEO

Giáo sư Goldman nhận định, cuối cùng, những nỗ lực cấp tiểu bang ở Indiana và Montana đã thất bại vì nhiều lý do, và chính quyền nên lưu ý trường hợp này. Ông chia sẻ: “Đó là một loạt rào cản pháp lý mà nhóm nỗ lực chống TikTok phải vượt qua và dường như không có cách nào để vượt qua tất cả”.

Bà Blake Reid, giáo sư luật tại Đại học Colorado, cho biết vì ý kiến ​​của thẩm phán khá rõ ràng và hợp lý, dựa trên nguyên tắc pháp lý cốt lõi nên giới chuyên gia không cần cân nhắc về lập luận chính trị trọng tâm. Trọng tâm vụ kiện chuyển hướng sang: liệu TikTok có thực sự là mối nguy hiểm cho công chúng hay không.

Giáo sư Reid bày tỏ: “Có khả năng những vị thẩm phán đang cố gắng tránh tham gia vào cuộc chiến chính trị”.

Ông Goldman cũng nói thêm rằng các tòa án khác có thể lưu ý đến lệnh cấm của bang Montana. Lệnh này không được coi là tiền lệ, nhưng lập luận của Thẩm phán Molloy có thể thuyết phục nhiều thẩm phán khác khi xem xét một vài trường hợp tương tự. Ngược lại, quyết định của bang Indiana ít có khả năng tác động trên toàn quốc, đơn giản là do phán quyết từ tòa án tiểu bang thường không rõ ràng và luật pháp của từng tiểu bang sẽ khác nhau giữa từng khu vực pháp lý.

Vị chuyên gia đến từ Đại học Santa Clara đề xuất, thay vì mạo hiểm vi phạm Hiến pháp với lệnh cấm và hạn chế dành riêng cho TikTok, các nhà hoạch định chính sách nên tập trung sức mạnh nhằm nâng cao quyền riêng tư của người dùng Hoa Kỳ, áp dụng bộ quy tắc thống nhất cho tất cả công ty internet để ngăn chặn bất kỳ chính phủ nước nào truy cập trái phép vào dữ liệu. 

Ông nói: “Thực tế, ứng dụng truyền thông xã hội là cỗ máy khổng lồ để thu thập thông tin mà chính phủ các nước quan tâm. Và chắc chắn, ta phải bằng mọi cách để hạn chế quyền truy cập của chính phủ bất kỳ nước nào vào nguồn dữ liệu đó”. 

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con